LỊCH SỬ TIỀN TỆ THẾ GIỚI- HÀ LAN
-
Nếu bạn chưa biết thì Hà Lan là quốc gia đã khởi nghĩa giành độc lập và tách ra khỏi Tây Ban Nha năm 1581. Khi ấy, Hà Lan có phần lớn người theo đạo Tin Lành, là thương nhân giàu có. Còn TBN chủ yếu theo đạo công giáo La Mã. Sự khác biệt về tôn giáo, tư duy phát triển kinh tế đã thúc đẩy những người Hà Lan tách ra khỏi TBN - quốc gia giàu có nhất thế giới khi ấy.
Với số dân ít ỏi chỉ khoảng hơn 1 triệu người khi ấy, Hà Lan đã tận dụng rất tốt những sai lầm của Hoàng gia Tây Ban Nha để bật lên nhanh chóng.
Đầu tiên hãy nói đến vấn đề tôn giáo. TBN là nước theo Kito giáo La Mã - nhiều phép tắc và cuồng tín, bất khoan dung. TBN đã trục xuất những người Do Thái - những chuyên gia tài chính từ thủa ban sơ ra khỏi đất nước. Lúc khởi thịnh, họ đã đặt niềm tin vào 1 nhà thám hiểm "viển vông" Colombo. Khi khởi suy, họ đã ko tin vào các phát kiến khoa học, thiên văn mà nổi tiếng nhất là câu chuyện Trái Đất quay quanh Mặt trời của Galileo.
Những người Hà Lan lại khác, tôn giáo Tin Lành cởi mở cũng như sự khoan dung của những người đã chịu nhiều áp bức đã dang tay tiếp nhận sự dịch chuyển của khoa học, phát minh và cả dòng tiền từ đế quốc lân bang (giống Việt Nam chúng ta hiện tại ko?)
Trong lúc TBN sa lầy vào cuộc chiến với hải quân "cướp biển" của Hoàng gia Anh để bảo vệ những chuyến tàu trở về từ Tân Thế giới, Hà Lan đã tranh thủ điền vào chỗ trống chuỗi cung ứng thương mại hàng hải toàn cầu. Năm 1650, Hà Lan sở hữu 16000 thương thuyền, các thuộc địa, trạm mậu dịch của các công ty Đông Ấn - Tây Ấn Hà Lan trải dài khắp thế giới. Với việc tiếp nhận những người Do Thái di cư vốn đã có kinh nghiệm làm tài chính - tín dụng, Hà Lan trở thành trung tâm thương mại, tài chính thế giới với những phát kiến ra những công ty cổ phần, thị trường cổ phiếu...
Ngoài việc mở ra nguồn cung cấp nô lệ da đen từ châu Phi sang phục vụ khai thác Tân Thế giới, người Hà Lan cũng sang định cư tại Bắc Mỹ, thành lập Tân Amsterdam ở đảo Mahattan mà ngày nay chính là nơi tọa lạc Phố Wall.
Chính việc phát minh ra thị trường chứng khoán đã tạo ra 1 giai đoạn bùng nổ về thặng dư kinh tế khi nó thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phân chia lao động chuyên sâu và quản lý tư liệu sản xuất triệt để, đưa Hà Lan vươn lên thành đế quốc thống trị. Và công nghệ in ấn mới với kỹ thuật in nhanh hơn, bền hơn, phụ vụ cho sự lan tỏa thông tin, tri thức tới phần đông dân chúng, phát hành cổ phiếu cho giới quý tộc, thương nhân giàu có, biến đồng tiền của đế quốc Hà Lan trở thành đồng tiền thống trị. Khi ấy, cầm cổ phiếu của công ty Đông Ấn Hà Lan còn có giá trị hơn cả vàng bạc của người TBN mang về từ châu Mỹ.
Người Hà Lan duy trì vị thế siêu cường đế quốc của mình đến những năm 1970, khi những hiện tượng kinh tế như đầu cơ giá cổ phiếu, bong bóng lạm phát tài sản (nổi tiếng nhất là Bong bóng hoa Tu-líp),... Cùng với chiến tranh với Pháp, Anh trong khi dân số quá nhỏ khi so sánh với 2 quốc gia này đã làm Hà Lan suy yếu. Nước Pháp với số dân đông nhất châu Âu từng bước vươn lên thay thế vị trí siêu cường của Hà Lan.